Top 3 thiết bị khảo sát địa hình thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay

25/10/2024
40 lượt xem

Thiết bị khảo sát địa hình giúp quá trình thu thập, đo đạc và phân tích về địa hình và các thông số cần thiết cho các dự án xây dựng, quản lý, quy hoạch đảm bảo chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Những thiết bị nổi bật hiện nay phải kể đến máy định vị 2 tần số RTK, máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình. Vậy đâu là những thiết bị chuyên dụng được các kỹ sư và nhà khảo sát tin dùng? Cùng tìm hiểu rõ hơn về top 3 thiết bị chuyên dụng khảo sát địa hình thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay.

Thiết bị khảo sát địa hình: Máy toàn đạc điện tử

Thiet-bi-khao-sat-dia-hinh-1
Máy toàn đạc là một trong những thiết bị khảo sát địa hình thông dụng nhất

Một trong những thiết bị khảo sát địa hình phổ biến nhất, dùng để đo góc, đo khoảng cách, thu thập dữ liệu và tính toán tọa độ thông qua máy toàn đạc điện tử. Một số thương hiệu và model nổi bật trong dòng máy toàn đạc chất lượng, được ưa chuộng như máy toàn đạc Hi-target, máy toàn đạc Satlab, máy toàn đạc Sokkia, máy toàn đạc Topcon,… Hi-Target HTS-720, Satlab SLT12Sokkia FX-200 series, Sokkia IM-100 Series, Topcon GM50 Series, …

Vì sao máy toàn đạc trở thành thiết bị khảo sát địa hình quan trọng? Khả năng khảo sát địa hình của máy toàn đạc điện tử được thể hiện rõ ràng ở các chức năng sau:

  • Đo góc nằm ngang và góc đứng chính xác, giúp xác định vị trí tương đối của các điểm trong không gian
  • Khả năng đo khoảng cách trực tiếp thông qua tia laser hoặc sóng vô tuyến
  • Dựa vào kết quả đo góc và đo khoảng cách, máy toàn đạc có thể tính toán tọa độ 3D của các điểm trong hệ tọa độ
  • Với bộ nhớ trong, máy toàn đạc có thể lưu trữ dữ liệu đo đạc, giúp bạn quản lý và xử lý thông tin sau khảo sát dễ dàng
  • Tính năng kết nối với máy tính, máy GPS, các thiết bị ngoại vi khác, giúp xử lý và truyền tải dữ liệu nhanh chóng

Ưu điểm khi sử dụng thiết bị khảo sát địa hình bằng máy toàn đạc:

  • Độ chính xác cao, đặc biệt ở các model máy toàn đạc hiện đại, công nghệ mới, đảm bảo kết quả đo đạc đáng tin cậy
  • Máy toàn đạc đa năng, có thể thực hiện nhiều phép đo khác nhau, đáp ứng nhiều yêu cầu làm việc khác nhau
  • Sử dụng máy toàn đạc nâng cao hiệu quả công việc, so với phương pháp đo truyền thống giúp tiết kiệm thời gian và công sức
  • Máy toàn đạc tích hợp nhiều chức năng đã được tự động hóa, cải thiện năng suất làm việc và giảm thiểu lỗi do con người gây ra
  • Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, bạn nhanh chóng làm quen và vận hành máy

Tuy nhiên, sử dụng thiết bị khảo sát địa hình bằng máy toàn đạc có một số điểm hạn chế như:

  • Máy toàn đạc có giá thành khá cao, đặc biệt là là các dòng máy toàn đạc điện tử cao cấp
  • Một số máy toàn đạc có kích thước, trọng lượng lớn, gây chút khó khăn khi di chuyển hoặc thiết lập sử dụng máy ở địa hình phức tạp
  • Độ chính xác của máy toàn đạc có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường như địa hình, điều kiện thời tiết,…

>>> Xem thêm: Top máy toàn đạc được sử dụng nhiều nhất trên thị trường

Thiết bị khảo sát địa hình: Máy thủy bình

Thiet-bi-khao-sat-dia-hinh-2
Máy thủy bình là thiết bị khảo sát địa hình được sử dụng rất rộng rãi

Trong khảo sát địa hình, xây dựng và nhiều lĩnh vực liên quan khác, máy thủy bình là thiết bị khảo sát địa hình được sử dụng rất rộng rãi. Đặc biệt là các dòng máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Sokkia, máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Leica,…

Khả năng khảo sát địa hình nổi bật của máy thủy bình, gồm có:

  • Đo chênh lệch cao độ giữa 2 điểm bất kỳ –  đây là chức năng chính và quan trọng nhất ở máy thủy bình – từ đó có dữ liệu để lập bản đồ địa hình chi tiết
  • Sử dụng máy thủy bình để kiểm tra, khảo sát độ bằng phẳng, độ dốc/ nghiêng của địa hình như mặt đường, nền móng, sàn nhà,…
  • Từ đo chênh lệch cao độ so với 1 điểm mốc, có thể xác định cao độ tuyệt đối của các điểm khác.

Về ưu điểm, khi sử dụng thiết bị khảo sát địa hình là máy thủy bình gồm:

  • Đơn giản và dễ sử dụng do máy thủy bình có cấu tạo đơn giản, vận hành dễ dàng kể cả với người không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn
  • Độ chính xác cao với sai số chỉ vài mm, với các loại máy thủy bình hiện đại độ chính xác rất cao, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu khắt khe của nhiều công trình
  • So với các thiết bị khảo sát địa hình khác thì mức giá của máy thủy bình là phải chăng hơn
  • Thiết kế chắc chắn, bền bỉ, máy thủy chuẩn sử dụng ổn định trong nhiều điều kiện địa hình khác nhau

Về nhược điểm khi dùng máy thủy chuẩn khảo sát địa hình, gồm có:

  • Máy thủy bình không đo khoảng cách và góc trực tiếp, mà chỉ đo được chênh lệch cao độ
  • Khi khảo sát ở diện tích lớn, sử dụng máy thủy bình đo đạc thường khá tốn thời gian, tốc độ đo chậm
  • Ngoài ra, máy thủy bình không thể đo được các điểm có khoảng cách quá xa, phạm vị làm việc bị hạn chế hơn so với máy toàn đạc hay máy GNSS RTK khi khảo sát địa hình.

Một số mẫu máy thủy chuẩn được đánh giá cao và sử dụng phổ biến trong khảo sát địa hình như Hi-target HT32, Satlab SAL32, Sokkia B40A, Sokkia SDL30, Leica NA320,…

>>> Xem thêm: Top 3 máy thủy bình được ưa chuộng nhất hiện nay

Thiết bị khảo sát địa hình: Máy GNSS RTK

Thiet-bi-khao-sat-dia-hinh-3
Hiện đại và hiệu quả là những ưu điểm nổi trội của thiết bị khảo sát địa hình máy GNSS RTK

Trong số những thiết bị khảo sát địa hình hiện nay, máy GNSS RTK được coi là một trong những thiết bị đo đạc hiện đại nhất, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, đã và đang được sử dụng rộng rãi trong khảo sát địa hình.

Khả năng đo đạc, khảo sát địa hình của máy RTK bao gồm:

  • Xác định tọa độ 3D: kinh độ, vĩ độ và độ cao chính xác của 1 điểm bất kỳ trên bề mặt của Trái Đất
  • Thông qua tọa độ 2 điểm, máy GNSS RTK có thể tính toán ra khoảng cách giữa chúng một cách chính xác
  • Tạo ra các bản đồ địa hình chính xác cao và chi tiết dựa trên các điểm đã đo được
  • Ngoài ra, máy GNSS RTK còn có thể theo dõi chuyển động của các đối tượng trong xây dựng hoặc giám sát quá trình thi công

Sử dụng thiết bị khảo sát địa hình bằng máy GNSS RTK đem lại nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Độ chính xác cao, có thể đạt đến hàng cm, thậm chí là mm nhờ công nghệ đo RTK tiên tiến
  • Quá trình đo đạc diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm công sức, nhân lực và thời gian
  • Máy GNSS RTK có thể hoạt động độc lập, không bị phụ thuộc vào nhiều thiết bị khác
  • Phạm vi hoạt động và sử dụng rộng khắp, không bị bó hẹp
  • Kết quả đo đạc bằng máy RTK được lưu trữ dưới dạng số, nên xử lý và tích hợp vào các phần mềm khác dễ dàng.

Bên cạnh những ưu điểm trên, sử dụng thiết bị khảo sát địa hình bằng máy GNSS RTK có một số hạn chế như:

  • Giá máy và các phụ kiện đi kèm có giá thành cao
  • Tín hiệu GPS bị nhiễu bởi các yếu tố môi trường và điều kiện thời tiết nên có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo
  • Máy GNSS RTK phụ thuộc vào tín hiệu vệ tinh, nên nó có thể không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định ở nơi không có tín hiệu.
  • Yêu cầu kỹ thuật và kiến thức, chuyên môn ở người sử dụng máy RTK là cao

Bạn có thể tham khảo và tùy chọn các dòng máy GPS 2 tần số RTK chất lượng và khả năng đo đạc hiệu quả như máy GNSS RTK Hi-target, Satlab, Trimble, CHCNav,… với các model nổi trội như Hi-target V500, Hi-target V200, Satlab SL7, Satlab Freyja, Trimble R8S, Trimble R10, CHCNAV i73, CHCNAV i89,… 

>>> Xem thêm: Top 3 máy GPS RTK dưới 100 triệu đồng bán chạy nhất

Tóm lại, máy toàn đạc, máy thủy bình và máy GNSS RTK là top 3 thiết bị khảo sát địa hình thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Chúng đều có những tính năng và ưu nhược điểm riêng, nhưng đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong công tác khảo sát, đo đạc và xây dựng.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.